Menu

Khái Niệm Incoterms - Sự Khác Biệt Giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2020

Incoterms 2020 có rất nhiều điểm khác biệt so với Incoterms 2010. Trong đó, có nhiều điều kiện được sửa đổi, lược bỏ, tối ưu hay có những điều khoản mới đã được thay thế và thêm mới. Trong bài viết dưới đây, Ever Star Shipping.,JSC sẽ chia sẻ với bạn về khái niệm Incoterms và những điểm khác biệt giữa Incoterms 2020 và Incoterms 2010.

Khái niệm về Incoterms 

Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commercer Terms (lần đầu được giới thiệu vào năm 1936 tại Phòng thương mại quốc tế ICC). Đây chính là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế, đề cập đến trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng ngoại thương.

Bộ quy tắc Incoterms bao gồm các từ viết tắt đại diện cho những điều khoản cụ thể được sử dụng cho hoạt động buôn bán hàng hóa và quy định trách nhiệm của bên mua và bên bán trong giao dịch thương mại quốc tế. Hiện nay, được áp dụng nhiều nhất vẫn là phiên bản được sửa đổi và soạn thảo năm 2010.

 

So sánh sự thay đổi của Incoterms 2010 và Incoterms 2020

Incoterms 2020 là một bộ các điểu khoản/ điều kiện thương mại quốc tế được xuất bản lần thứ 8 bởi Phòng Thương mại quốc tế ( International Chamber of Commerce – viết tắt là: ICC), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Incoterms 2020 quy định những nguyên tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên ( bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterms được ICC xuất bản đầu tiên vào năm 1936 và được thường xuyên thực hiện các bản cập nhật qua các năm 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020 để phản ánh những thay đổi đối với môi trường thương mại toàn cầu. Tất cả các bên liên quan đến thương mại quốc tế cần hiểu rõ những thay đổi của Incoterms và cách áp dụng cho hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng của mình.

Incoterms đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. Incoterms 2010 và Incoterms 2020 có vẻ phức tạp và khó hiểu nhưng người mua và người bán buộc phải hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của chính họ trong thương mại quốc tế. Trong bài viết này, Ever Star Shipping.,JSC sẽ nêu ra những điểm khách biệt giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2010 để giúp quý khách hàng nhìn nhận rõ hơn về các sự thay đổi trong hai phiên bản mới nhất là Incoterms 2010 và Incoterms 2020.

 

Các điểm khác biệt giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2010

 1. Thay đổi trách nhiệm và nghĩa vụ trong điều kiện CIP/CIF

CIF (Cost-Insurance-Freight) and CIP (Carriage and Insurance Paid to) yêu cầu người bán phải mua một mức bảo hiểm nhất định cho người mua tương đương với điều kiện C (theo điều khoản bảo hiểm do hiệp hội bảo hiểm London ban hành). Tuy nhiên, 2 điều khoản này thường liên quan đến các loại hàng hóa khác nhau và đòi đòi hỏi mức độ bảo hiểm khác nhau. học xuất nhập khẩu.

Trong phiên Incoterms 2020, ICC đã cố gắng làm rõ sự khác biệt này và tăng nghĩa vụ của người bán trong việc mua bảo hiểm cho lô hàng theo hai điều kiện CIF và CIP. Theo đó, điều kiện CIF sẽ có yêu cầu bảo hiểm tương tự (điều kiện C) nhưng điều kiện CIP sẽ được tăng mức độ bảo hiểm lên điều kiện A. Tương ứng với sự thay đổi này, người mua sẽ được tăng thêm quyền lợi những sẽ kéo theo việc gia tăng phí bảo hiểm.

Do vậy, chúng ta thấy rõ sự khác biệt, nếu như trong điều kiện Incoterms 2010 thì người bán chỉ mua bảo hiểm ở mức tối thiểu là ICC (C) và cho phép các bên thỏa thuận với nhau để có thể mua ở mức cao hơn, thì trong phiên bản mới Incoterm 2020, sẽ quy định cho người bán chỉ được mua mức tối đa là ICC (A) và cho phép các bên thống nhất việc mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.

2. Điều kiện DAT chuyển thành DPU

DAT (Delivered-at-terminal) sẽ được thay thế bằng DPU (Delivery-at-Place Unloaded), điều nay có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng hóa đã được dỡ xuống phương tiên vận tải tại nơi giao hàng đã được chỉ định. DPU khá tương tự với DAP khi bổ sung thêm qui định dỡ hàng hóa.

3. Thêm tùy chọn “On-Board” vào điều kiện FCA

Khi vận chuyển hàng hàng hóa dưới điều kiện FCA (Free Carrier), người mua và người bán có thể thỏa thuận và yêu cầu xuất trình vận đơn on-board sau khi hàng hóa được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng.

4. Yêu cầu về an ninh

Trong phạm vi liên quan đến nghĩa vụ an ninh vận tải, do việc sàng lọc bắt buộc container ngày càng trở nên phổ biến hơn, vì thế những chi phí này được tính vào phí vận chuyển. Incoterms 2010 đã đề cập đến trách nhiệm đối với các yêu cầu an ninh và chi phí liên quan nhưng phiên bản 2020 làm cho những nghĩa vụ này trở nên đáng chú ý hơn.

5. Người bán/người mua sử dụng phương tiện vận tải riêng của họ

Các bên có thể sử dụng phương tiện vận tải riêng của họ khi thỏa thuận theo điều kiện FCA, DPU, DAP và DDP. Incoterms 2010 giả định rằng việc bận chuyển hàng hóa sẽ được thực hiện bởi bên thứ ba. Nó không giải quyết được trường hợp người bán hoặc người mua tự sử dụng phương tiện vận tải của họ, chẳng hạn như xe tải. Incoterms 2020 làm rõ vấn đề này. Ví dụ: người mua theo điều kiện FCA Incoterms 2020 có nghĩa vụ phải kí kết hợp đồng hoặc sắp xếp việc chuyên chở hàng hóa từ nơi được chỉ định bằng chi phí riêng của họ.

 

Mong bài viết của Ever Star Shipping.,JSC  sẽ hữu ích với bạn!

Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hay theo dõi thị trường giao nhận vận chuyển / logistics hàng tuần thông qua website của Ever Star Shipping.,JSC: http://everstarship.net/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu thấy thông tin bổ ích thì chia sẻ bài viết này với mọi người nhé!

Ever Star Shipping.,JSC chúc quý khách hàng thành công!

Nguồn: Tổng hợp và Biên tập





 

Các bài viết khác